KWP là gì? Cách tính KWP định cỡ pin năng lượng CHUẨN nhất

KWP là gì? WP là gì?

KWP là gì? WP là gì?

KWP là viết tắt của  Kilowatt-peak có nghĩa Kilowatt tối đa là công suất đỉnh của một hệ thống hay của một bảng điều khiển PV (Watts Peak) trong điều kiện thuận lợi nhất. KWP dùng để đo năng lượng được sinh ra cho các thiết bị năng lượng mặt trời. Khi các tấm pin mặt trời hấp thụ bức xạ mặt trời sẽ chuyển hóa quang năng thành điện năng được đo bằng kWh (kilowatt giờ). kWh là hiệu suất mà tấm pin đã đạt được trong 1 giờ sản xuất điện. Hay kWh cũng còn được gọi là hiệu suất nắng đỉnh điểm trong 1 giờ.

Yếu tố đánh giá kWp của tấm pin năng lượng mặt trời?

  • Nhiệt độ môi trường xung quanh các tấm pin. Thông thường nhiệt độ chuẩn từ 25°C
  • Bóng râm do mây, cây cối, phân chim…tạo ra trên bề mặt các mảng pin năng lượng sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thụ quang năng. Tấm pin phải được nhận ánh sáng toàn diện, giữa trưa không có mây và các bóng râm che khuất.
  • Vị trí lắp đặt: Tuỳ vào vị trí địa lý nơi bạn sống mà sẽ có thời gian chiếu nắng và lượng nắng của mặt trời khác nhau, điều này cũng phần nào ảnh hưởng đến kWp máy phát điện mặt trời của bạn.
  • Cách lắp đặt: Góc nghiêng và hướng của pin năng lượng mặt trời cũng cực kỳ quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến công suất điện mà chúng tạo ra. Lượng bức xạ của mặt trời cần phải đạt 1.000W/m2

Chi tiết quy đổi đơn vị công suất đỉnh:

1 gigawatt-peak (GWp) = 1.000 megawatt-peak (MWp) = 1.000.000 kilowatt (kWp) = 1.000.000.000 Watt-peak (Wp)

Công thức tính Kwh điện được tạo ra của hệ thống pin mặt trời

Trung bình ở Việt Nam có khoảng 4.7 giờ nắng mạnh giúp cho việc hấp thụ năng lượng tốt nhất cho các tấm pin năng lượng mặt trời. Tuy nhiên, tùy vào từng khu vực địa lý và từng mùa khác nhau mà số giờ thực tế có thể lên tới 10 giờ với các cường độ khúc xạ khác nhau. Do đó, một hệ thống năng lượng mặt trời tạo ra một lượng điện sẽ khác nhau vào từng thời điểm, từ 0 vào ban đêm cho đến mức công suất cực đại vào giữa trưa. Mỗi ngày, sản lượng điện mặt trời sẽ thay đổi chủ yếu phụ thuộc vào lượng ánh nắng mặt trời.

Số giờ nắng trung bình mỗi năm = 4.7 x 365 = 1715,5 giờ nắng ( con số này có thể thay đổi khác nhau tùy vào số giờ nắng trung bình của mỗi vùng)

Đầu tiên, hãy tính toán sản lượng hàng năm trên mỗi công suất cao điểm. Như đã nói ở phần trên, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến công suất đỉnh của các tấm pin (độ nghiêng, hướng, hiệu suất của biến tần…). Vì vậy, khi tính toán chúng ta ước tính hiệu quả sẽ là khoảng 80%, ta có:

1715,5 kWh/năm x 80% = 1372,4 kWh / kWp mỗi năm

Để tính toán sản lượng dự kiến của hệ thống điện mặt trời, bạn nhân công suất cực đại (kWp) với mức sản xuất năng lượng trên công suất cực đại (kWh / kWp). Bạn sẽ nhận được kết quả là tổng năng lượng được tạo ra bởi các tấm pin mỗi năm. Ví dụ, đối với một dự án điện mặt trời 3 kWp ở Việt Nam nó sẽ tạo ra “3 x 1372,4 = 4117,2 kWh” mỗi năm.

Vậy 1kwp cần bao nhiêu m2 ?

Khi nói tấm pin điện mặt trời có công suất 330Wp, tức ánh sáng đạt đến 1.000W/m2 (lúc trời nắng tốt, không có mây che, góc chiếu thẳng), nhiệt độ môi trường là 25ºC, tấm điện mặt trời cho ra dòng điện DC có công suất 330W. Đây cũng là đơn vị hay được dùng để tính đơn giá. Cơ sở dữ liệu về lượng ánh sáng trung bình của đài khí tượng NASA thường được dùng trong tính toán lắp đặt tấm điện mặt trời.

Theo đó, tại TP.HCM, lượng ánh sáng mặt trời trung bình năm là 5,20 kWh/ngày, tại Hà Nội 3,84 kWh/ngày, Đà Nẵng 4,88 kWh/ngày. Vậy nếu nhà bạn tại TP.HCM, khi lắp 1kWp tấm pin mặt trời thì trung bình mỗi ngày, hệ điện mặt trời này cho ra lượng điện là 5,20 kWh. Nếu gia đình bạn sử dụng điện 450 kWh/tháng thì chỉ cần lắp hệ thống điện mặt trời 3kWp là đủ (đã tính tổn hao trên các thiết bị).

Tấm pin năng lượng mặt trời có diện tích 1m x 2m = 2m² công suất 330Wp. Vậy để lắp đặt 1kWp thì cần diện tích khoảng 6m². Với hệ thống 3KWp bạn cần diện tích 18m² áp mái là đủ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *